Vỏ đèn đường? Cấu tạo, cách chọn và lưu ý khi mua vỏ đèn

01/06/22

Vỏ đèn đường là bộ phận cần thiết và vô cùng quan trọng của đèn đường led. Nhưng cấu tạo thế nào, cách lựa chọn và lưu ý khi mua ra sao bạn đã nắm được. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp chi tiết nhất về bộ phận quan trọng này cho bạn.

1. Vỏ đèn đường là gì?

  • Vỏ đèn đường hay gọi là chóa đèn. Đây là thiết bị quang trọng giúp bảo vệ bóng đèn khỏi yếu tố ngoài trời như mưa, nắng, gió, va đập,…
Vỏ đèn đường hình chiếc lá
Vỏ đèn đường hình chiếc lá

2. Cấu tạo của của vỏ đèn đường

2.1 Vỏ đèn

  • Đây là bộ phận chính tạo nên. Được làm bằng nhôm đúc để chịu được va đập mạnh. Bên ngoài được phủ lớp sơn tĩnh điện tránh oxy hóa thời tiết ngoài trời.
  • Có rất nhiều kiểu dáng, màu sắc như: xanh lá, ghi, vàng,…
Hình ảnh vỏ đèn cao áp
Hình ảnh vỏ đèn cao áp

2.2 Đế lắp phụ kiện

  • Đế lắp phụ kiện được làm bằng nhôm nguyên chất, dùng để giữ các bộ điện, kích tụ, chấn lưu và cầu đấu nối dây.
Lắp đế đèn đường
Lắp đế đèn đường

2.3 Chốt khóa đèn

  • Là bộ phận liên kết chi tiết bỏ đèn với nhau và được làm bằng nhôm để tăng độ cứng khi sử dụng.
Chốt khóa đèn đường cao áp
Chốt khóa đèn đường cao áp

2.4 Phần phản quang

  • Đây là bộ phận giúp tăng cường khả năng chiếu sáng của đèn, giúp đèn được sáng rõ hơn với chất lượng ánh sáng tự nhiên nhất. Bộ phận này được làm từ nhôm nguyên chất và có khả năng chịu nhiệt cao.
Phần phản quang đèn cao áp
Phần phản quang đèn cao áp

2.5 Zoăng và kính bảo vệ

  • Mặt kính bảo vệ là nơi giúp ánh sáng đèn có thể tỏa ra một cách rõ nét, tự nhiên nhất. Đồng thời kính có khả năng chịu lực tốt, bảo vệ đèn khỏi các yếu tố mưa gió ngoài trời.
  • Zoăng đèn giúp liên kết giữa mặt kính và vỏ đèn tốt hơn, chăn chặn nước, bụi xâm nhập bên trong đèn.
Thiết kế lớp kính bảo vệ đèn
Thiết kế lớp kính bảo vệ đèn

2.6 Bu lông ốc vít

  • Đây là chi tiết bắt khít bộ phận với nhau, thành một sản phẩm chóa hoàn chỉnh.
Bu lông ốc vít nối các phần đèn với nhau
Bu lông ốc vít nối các phần đèn với nhau

3. Cách chọn vỏ đèn đường

3.1 Vật liệu vỏ đèn

  • Hiện nay vỏ đèn được sử dụng rộng được làm bằng nhôm để tăng tốc độ tản nhiệt. Chip được dán cùng với vỏ đèn bằng keo dẫn nhiệt và có khu vực nhiệt được tăng lên theo công suất.
  • Bạn cần lưu ý lựa chọn vỏ nhôm thay vì vỏ sắt. Vỏ sắt thường rẻ hơn, tuy nhiên thường sử dụng cho đèn có công suất thấp và tuổi thọ không cao. Vỏ sắt mỏng có tốc độ dẫn nhiệt chậm.
Vỏ đèn cao áp chất liệu nhôm
Vỏ đèn cao áp chất liệu nhôm

3.2 Độ dày vỏ đèn

  • Dựa vào lớp vỏ nhôm, công suất càng cao thì tốc độ tản nhiệt càng nhanh đồng nghĩa tốc độ tản nhiệt của vỏ đèn cũng cần phải nhanh. 
  • Chúng ta nhìn bằng mắt và sau đó gõ bằng tay, âm thanh vỏ thường kêu dày hơn,  cân nặng của chúng cũng nặng hơn. Đây chính là kỹ thuật lựa chọn vỏ đèn tốt nhất

3.3. Lưu ý lựa chọn vỏ đèn đường

  • Nên chọn vỏ đèn nhôm bởi có khả năng chịu lực, tán nhiệt tốt.
  • Chọn vỏ có kích thước phù hợp.
  • Chọn loại sơn tĩnh điện bền.
  • Lựa chọn nhà cung cấp uy tín, có đầy đủ hóa đơn và chính sách bảo hành.

>>>>Xem thêm:

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp thông tin chi tiết nhất về vỏ đèn đường và cấu tạo cũng như cách chọn. Hy vọng với kiến thức trên sẽ giúp bạn lựa chọn loại vỏ đèn tốt nhất để sử dụng.

Bình luận

Đối tác tiêu biểu

0332.599.699