Độ rọi là gì – Tiêu chuẩn độ rọi – công thức tính độ rọi đạt chuẩn

30/06/20

Đối với những người làm việc liên quan đến chiếu sáng thì thuật ngữ này hầu như xuất hiện hằng ngày trong công việc. Tuy nhiên với những người không phải trong ngành thì độ rọi là gì và có tác dụng như thế nào trong chiếu sáng và đời sống thì có thể nhiều người còn chưa biết. Những thông tin sau sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn chuẩn xác và chi tiết hơn.

1. Độ rọi là gì?

1.1 Khái niệm độ rọi

  • Để trả lời câu hỏi độ rọi là gì thì đây là một đơn vị dùng để biểu thị độ sáng tại một điểm. Hiểu theo cách khác độ rọi còn được định nghĩa là quang thông trên một diện tích nhất định mà người nhìn có thể cảm nhận được ánh sáng yếu hay mạnh.
Độ rọi là gì? Tiêu chuẩn độ rọi
Độ rọi là gì? Tiêu chuẩn độ rọi
  • Một cách dễ hiểu nhất thì độ rọi biểu thị độ sáng tại một điểm, nhìn vào đó ta có thể biết được cường độ ánh sáng hiện tại nơi đó.

1.2 Quang thông là gì?

  • Quang thông (lumen) được định nghĩa là đại lượng trắc quang cho biết công suất bức xạ của chùm ánh sáng phát ra từ một nguồn phát sáng điểm. 
  • Đơn vị của quang thông trong các hệ đơn vị SI, CGS là lumen, ký hiệu là lm.

>> Xem thêm: Lumen – Quang thông là gì?

1.3 Công suất là gì?

  • Công suất (Walt) là đại lượng biểu thị tốc độ tiêu thụ điện năng để thắp sáng trong vòng 1h đồng hồ của đèn LED.
  • Công thức tính công suất P = U * I. Trong đó U là điện áp, I là cường độ nguồn
  • Biết được công suất của đèn giúp người dùng lựa chọn được loại đèn phù hợp với mục đích chiếu sáng; diện tích không gian từ đó còn có thể giúp tiết kiệm điện năng. 

1.4 Cường độ ánh sáng là gì?

  • Cường độ ánh sáng là thông số để xác định năng lượng phát ra từ một nguồn sáng theo một hướng cố định.
  • Kí hiệu của cường độ ánh sáng là I. Đơn vị của cường độ được gọi là Candela.Hay còn được viết tắt là cd, 1cd=1lm/sr

>> Xem thêm: Phương pháp đo cường độ ánh sáng

1.3 Mối quan hệ giữa độ rọi – quang thông – công suất – cường độ ánh sáng

Mối quan hệ giữa độ rọi và cường độ ánh sáng (quang thông)

  • Quang thông là là cường độ chiếu sáng trên một nguồn sáng nhất định.
  • Độ rọi lux là lượng quang thông trên một đơn vị diện tích bề mặt được chiếu sáng.
  • 1 lux = 1 lm/m2; Như vậy thì độ rọi và cường độ ánh sáng (quang thông) có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sự khác nhau giữa cường độ ánh sáng (quang thông) với độ rọi đó là: càng cách xa nguồn sáng thì độ sáng của đèn càng giảm tức là độ rọi (lux) nhưng quang thông của đèn thì không thay đổi. Nghĩa là trong cùng một diện tích 1m2 thì quang thông sẽ có cùng giá trị độ rọi, nhưng nếu trên khoảng diện tích lớn hơn 10m2 thì sẽ tạo ra sự chiếu rọi mờ hơn.
  • Do vậy, nếu diện tích mặt cầu là 1 thì cường độ sáng là 1 candela, độ rọi là 1 lux. Một nguồn sáng có cường độ 1 candela thì sẽ phát ra 1 lumen trên 1 m2 trong khoảng cách 1m kể từ tâm nguồn sáng.
Độ rọi là gì và mối quan hệ với các đại lượng khác
Độ rọi là gì và mối quan hệ với các đại lượng khác

Mối quan hệ giữa độ rọi và công suất

  • Công suất thể hiện năng lượng tiêu thụ điện của đèn chiếu, và hệ số chuyển đổi thể hiện mối quan hệ giữa độ rọi và công suất. Hệ số này sẽ thay đổi theo nhiệt độ màu của ánh sáng.
  • Ví dụ như ở khoảng trung gian của quang phổ sẽ có giá trị bước sóng nhất định khoảng 555nm. Nếu độ rọi là 1 lux thì tương đương với công suất chiếu là 1.46W/m2

2. Công thức tính độ rọi

  • Độ rọi được tính theo công thức: Độ rọi = (Công suất đèn(W) x Quang thông (lm/w) x Số lượng sử dụng ) / Diện tích chiếu sáng (m2) 
  • Đơn vị của độ rọi là: lumen/m2 hay lux

  • Từ độ rọi ta suy ra được số lượng bóng cần dùng: Số lượng bóng đèn cần dùng = [Diện tích chiếu sáng (m2) x Độ rọi tiêu chuẩn] / [Công suất đèn x Quang thông]

3. Tiêu chuẩn chiếu sáng tự nhiên

  • Tại sao chúng ta cần tìm hiểu tiêu chuẩn chiếu sáng tự nhiên? Thực tế ánh sáng tự nhiên khi chiếu xuống mặt đất luôn có sự thay đổi. 
Thiết kế hệ thống chiếu sáng cần đảm bảo sự hài hòa với ánh sáng tự nhiên
Thiết kế hệ thống chiếu sáng cần đảm bảo sự hài hòa với ánh sáng tự nhiên
  • Sự thay đổi này bị phụ thuộc bởi nhiều yếu tố; điển hình như thời gian ngày và đêm, sự hoạt động của các đám mây…Chính vì thế khi thiết kế đèn LED chiếu sáng chúng ta cần quan tâm đến trị số chiếu sáng tự nhiên để làm cân đối hài hòa chất lượng ánh sáng.
  • Dưới đây là bảng tiêu chuẩn độ rọi chiếu sáng tự nhiên:
Ánh sáng mặt trời trong ngày32.000 lx – 100.000 lx
Ánh sáng vào lúc hoàng hôn/bình minh400 lx
Ánh sáng phản chiếu từ mặt trăng1 lx
Ánh sáng từ các ngôi sao0,00005 lx
Các trường quay ở đài truyền hình1.000 lx

4. Độ rọi tiêu chuẩn của các khu vực chiếu sáng

4.1 Độ rọi tiêu chuẩn chiếu sáng dân dụng

  • Môi trường và diện tích nhận được ánh sáng trong một ngôi nhà thường khác nhau do đó độ rọi tiêu chuẩn trong mỗi phòng cũng sẽ khác nhau.
  • Khi lắp đặt bóng đèn cần đảm bảo lượng ánh sáng vừa đủ, tiêu chuẩn độ rọi đúng quy định để không ra các hiện tượng chói, lóa mắt hoặc là không đủ ánh sáng để làm việc.
  • Do đó, với những phòng khác nhau thì độ rọi tiêu chuẩn cụ thể trong chiếu sáng như sau:
Khu vực chiếu sángĐộ rọi yêu cầu
Khu vực phòng khách>=300 lux
Khu vực phòng ngủ>= 100 lux
Khu vực phòng đọc500 – 700 lux
Khu vực phòng ăn và bếp>= 500 lux
Khu vực hành lang và cầu thang>= 100 lux
Khu vực nhà tắm và nhà vệ sinh>= 200 lux

4.2 Độ rọi tiêu chuẩn chiếu sáng công nghiệp

  • Trong chiếu sáng công cộng và các khu vực làm việc hay trường học thì số lượng người ra vào sẽ đông hơn nên thường độ rọi lớn. Kể cả trong các trường hợp diện tích nơi làm việc bằng với diện tích một phòng trong ngôi nhà bạn ở thì độ rọi cũng cần đảm bảo lớn hơn.
Chiếu sáng công nghiệp cần độ rọi tương đối lớn
Chiếu sáng công nghiệp cần độ rọi tương đối lớn
  • Đối với phòng làm việc: Độ rọi tiêu chuẩn phòng làm việc cần đạt tối thiểu 300 lux, tùy theo từng ngành nghề làm việc và những yêu cầu riêng. Đối với những phòng làm việc hoặc khu vực làm việc yêu cầu sự tỉ mỉ là độ chính xác cao thì độ rọi có thể lên đến 1500 hoặc 2000 lux.
  • Đối với phòng học:  Độ rọi tiêu chuẩn cần đạt tối thiểu là 300 – 500 lux. Ánh sáng cần được phân bổ rải đều trong toàn căn phòng, cần lắp đặt thêm chao chụp phản quang để đảm bảo đủ độ sáng. Có như vậy thì lượng ánh sáng cung cấp cho quá trình học tập mới đảm bảo.

4 .3 Độ rọi tiêu chuẩn chiếu sáng đường phố

  • Để đảm bảo an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông, độ rọi hệ thống chiếu sáng đường phố cần phải tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn chiếu sáng đường phố.
  • Với các đường liên thôn, xã, các tiểu khu không có công trình giao thông công cộng; đường nội bộ trong khu vực làng xóm, độ rọi chỉ cần đạt từ 1-3 lux.
Đảm bảo độ rọi tiêu chuẩn chiếu sáng đường phố giúp đảm bảo an toàn giao thông
Đảm bảo độ rọi tiêu chuẩn chiếu sáng đường phố giúp đảm bảo an toàn giao thông
  • Đường và khu đi bộ ở vùng ngoại thành có mật độ giao thông ở mức trung bình, độ rọi tiêu chuẩn là 7 lux.
  • Đường và khu đi bộ ở vùng trung tâm đô thị, yêu cầu độ rọi là 10 lux

Những thông tin trên đây đã giúp phần lớn mọi người hiểu được độ rọi là gì và những tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng không gian để lắp đặt cho đúng. Để được tư vấn thêm, khách hàng vui lòng truy cập denduongledcaocap.com. 

Bình luận

Đối tác tiêu biểu

0332.599.699